Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công – đâu là chuẩn mực lễ nghĩa? 

Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công thứ tự chuẩn mực ra sao mới đảm bảo tiêu chuẩn văn hóa thờ cúng của người Việt Nam? Vị trí của dịp rằm tháng 7 trong không gian văn hóa tâm linh quan trọng như thế nào? Bàn thờ Thổ Công đối với mỗi gia đình lại có ảnh hưởng sâu sắc ra sao? Từng đáp án sẽ có trong bài viết của Vietnamarch dưới đây…

1. Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công – một nét văn hóa truyền thống lâu đời

Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công

Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công không thể nghi ngờ chính là một nét đặc biệt trong văn hóa thờ cúng – tâm linh truyền thống, được nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm. Điều này vừa thể hiện tầm quan trọng của dịp lễ cúng rằm tháng 7, đồng thời cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của bàn thờ Thổ Công trong mỗi gia đình.

Dịp lễ cúng rằm tháng 7 là một ngày lễ có vị trí cực kì quan trọng – đặc thù đối với nhiều nước Á Đông trong đó có dân tộc Việt Nam ta. Không đơn thuần chỉ là một ngày rằm của tháng, trong văn hóa Phật giáo, rằm tháng 7 còn gọi là dịp lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu công ân dưỡng dục của đấng sinh thành, đồng thời cũng chính là ngày xá tội cho người đã khuất (dân gian còn có tên khác như lễ cúng cô hồn) để siêu độ, giải thoát cho những vong hồn chưa siêu thoát.

Theo quan niệm thông thường, ngày rằm chính là ngày 15 của tháng Âm lịch và dĩ nhiên các nghi thức cúng rằm phải được tổ chức đúng trong ngày này. Trái với suy nghĩ đó, thực tế lễ cúng rằm tháng 7 thường không diễn ra vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ tổ chức vào bất kỳ ngày nào từ ngày mùng 2 cho tới ngày 14 mà không cần để ý ngày tốt hay xấu.

Bởi lẽ ông cha ta quan niệm rằng, thời gian mùng 2 cho đến 14 tháng 7 Âm lịch Thập Điện Diêm Vương sẽ để mở cửa Quỷ Môn Quan nên những vong hồn có thể nhân dịp này trở về dương gian để thụ hưởng những vật phẩm mà thân nhân cúng tế.

Từ ngày 15 tháng 7 trở đi sẽ hết hạn mở cửa nên vong hồn không thể trở về và nhận được lễ vật cúng tế. Từ đó hình thành tập quán cúng rằm tháng 7 trước và lưu truyền tới ngày nay như chúng ta đã biết.

Còn Thổ Công là vị chính thần có trách nhiệm cai quản, coi sóc đất đai và nhà cửa gia chủ hiện cư trú. Thành tâm thờ cúng vị thần này có tác dụng trấn áp tà ma, xua đuổi vận khí xui xẻo, khiến cuộc sống của gia chủ càng thêm may mắn, an bình và hạnh phúc trọn vẹn.

Do vậy mà mọi nhà ai ai cũng đặc biệt coi trọng việc cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công để thể hiện mong cầu một cuộc sống tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn.

Xem thêm >>> NHÀ THỜ HỌ CÓ MẤY BÁT HƯƠNG?

2. Chuẩn bị những gì để cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công

Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công 1

Các công đoạn của việc cúng rằm tháng 7 luôn luôn tiến hành cúng ở chùa (nơi thờ phụng  Phật) trước tiên, sau mới tiến hành lễ cúng tại nhà. Các thủ tục lễ tiết nên được hoàn thành trong ban ngày, tránh kéo dài tới chiều tối, sau khi Mặt Trời xuống núi.

Các mâm lễ cúng Phật, các vị thần linh(Thổ Công) cùng với gia tiên được đặt phía bên trong nhà còn các mâm lễ cúng vong hồn của thập loại chúng sinh sẽ đặt bên ngoài trời(trước cổng ngôi nhà) hay cúng chung tại chùa.

Trong những nhà có bàn thờ Phật thì đặt mâm lễ Phật lên vị trí cao nhất, trang trọng nhất rồi phía dưới là mâm lễ các vị thần linh(Thổ Công) rồi sau hết là mâm lễ gia tiên.

Trên mâm lễ cúng Phật người ta thường nấu các món chay tịnh, có thể thêm vào các loại trái cây tùy điều kiện của gia chủ; các bước thường được tiến hành và kết thúc trong ban ngày.

Lễ cúng trong nhà là các thủ tục cúng bái tại bàn thờ thần linh(Thổ Công) cùng bàn thờ gia tiên, thường được chuẩn bị các món ăn mặn. Gia chủ nên hết sức chú ý để mâm lễ cúng được tươm tất, những món ăn cúng lễ phải đa dạng, phong phú(về cả nguyên liệu lẫn hình thức chế biến); các loại nguyên liệu thực phẩm được chuẩn bị phải bổ dưỡng, sạch sẽ, tươi mới; có như vậy mới thể hiện rõ ràng lòng thành kính cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công của gia chủ.

Mâm lễ cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công thông thường bao gồm nhiều món như gà luộc, xôi, cơm, canh, thịt kho, cá kho, món nộm, món xào, … Có thể đặt thêm vào trái cây, các loại hoa cúng, nước sạch, rượu trong, nhang(hương), nến(đèn cầy), các loại giấy tiền vàng bạc, hàng mã…

Trong lễ cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công có quan niệm nhiều vong hồn còn chưa siêu thoát nên các vật phẩm vàng mã chuẩn bị để cúng cho thân nhân đã khuất phải chú thích rõ tên tuổi người nhận, sau khi đọc xong văn khấn Thổ Công rồi mới tiến hành xướng to, rõ tên tuổi của hương hồn thân nhân đã khuất.

3. Chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công với các chuyên gia của Vietnamarch

Cúng rằm tháng 7 bàn thờ Thổ Công 2

Vietnamarch là một công ty nội thất vô cùng chuyên nghiệp và uy tín. Với độ dày 20 năm thâm niên ở thị trường trong nước, chúng tôi tự hào cam kết với bạn:

  • Đội ngũ tư vấn viên, chuyên viên có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực văn hóa tâm linh – thờ cúng;
  • Đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tâm linh, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng;
  • Phục vụ nhiều hình thức mua hàng – giao hàng cùng dịch vụ bảo hành hợp lý. 

Công ty Kiến trúc – Nội thất Vietnamarch

  • Địa chỉ: Số 61 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Tel: 024.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7)
  • Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
  • Website: vietnamarch.com.vn
  • Email: vietnamarch.ltd@gmail.com

 


CÁC SẢN PHẨM NỔI BẬT

Đèn Led Vietnamarch

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mẫu bàn thờ đẹp

Trần thạch cao

Fanpage